Trong các giao dịch bất động sản hiện nay, việc đặt cọc mua nhà trả góp là điều cần thiết rất quan trọng. Việc đặt cọc này có thể bằng tiền hoặc hiện kim để giữ chỗ, tạo niềm tin giữa người bán và người mua. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cách thức, các quy định của pháp luật khi mua bán nhà đất để đảm bảo quyền lợi cá nhân của mình.
Để quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi, an toàn, không xảy ra tranh chấp, bạn đọc cùng xem kinh nghiệm mua nhà được chúng tôi tổng hợp chia sẻ dưới bài viết. Tham khảo ngay!
Những lưu ý quan trọng cần biết khi đặt cọc mua nhà trả góp
Trước khi đặt cọc mua nhà trả góp bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây để đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, an toàn. Cụ thể:
1. Nắm rõ các quy định về đặt cọc
Đặt cọc là bước rất quan trọng giữa người mua và người bán. Bên mua sẽ đặt cọc một khoản tiền theo quy định thỏa thuận giữa hai bên cho bên bán. Có thể đặt cọc bằng tiền, đá quý hoặc một tài sản có giá trị nào khác trong một khoảng thời gian để đảm bảo giao dịch hợp đồng.
Nếu như bên đặt cọc không hoàn thành việc thực hiện như đã giao kết trong hợp đồng thì bên nhận đặt cọc sẽ sở hữu số tài sản đó. Còn bên nhận đặt cọc phải có nghĩa vụ hoàn thành việc sang tên đổi chủ khi thực hiện giao dịch. Nếu vi phạm bên nhận đặt cọc tiền có thể sẽ phải bồi thường lại khoản tiền đã nhận hoặc bị phạt gấp đôi số tiền đặt cọc.
2. Nội dung quy định trong hợp đồng đặt cọc mua nhà trả góp
Trong hợp đồng đặt cọc mua nhà trả góp phải có đầy đủ các nội dung thông tin về người mua, người bán, mô tả sản phẩm nhà, số tiền thỏa thuận bán nhà, tiền đặt cọc trước, thời gian nhận tiền cọc,… Ngoài các thông tin này thì phải có bên thứ 3 làm chứng khi người mua và người bán ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà.
Thêm nữa trong nội dung biên bản đặt cọc cũng cần phải nêu rõ trách nhiệm giữa các bên. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì sẽ phải bồi thường theo quy định đã thống nhất hoặc bên bán trả lại tiền đã nhận cọc cho bên mua.
Nếu trong trường hợp bên bán được bên mua giao trước một khoản tiền nhưng các bên không xác định rõ được đây là tiền trả trước hay đặt cọc. Lúc này khoản tiền đó sẽ được coi là tiền trả trước cho bên bán khi mua nhà. Nếu có vi phạm hợp đồng, không tiến hành giao kết như đã quy định thì trường hợp này tiền sẽ hoàn trả về cho bên mua và sẽ không có bất kỳ khoản phạt cọc nào.
Những rủi ro có thể xảy ra sau khi đặt cọc mua nhà trả góp
Sau khi đặt cọc mua nhà trả góp sẽ có nhiều vấn đề phát sinh xảy ra khiến quá trình giao dịch mua bán thực hiện chậm tiến độ hoặc không giao dịch được. Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra, bạn tham khảo:
1. Rủi ro về đất đai được quy hoạch
Đối với trường hợp này sẽ xảy ra khi nhà đất mua nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch hoặc vướng vào lộ giới,… Có rất nhiều quy hoạch xảy ra sau khi bên bán và bên mua ký kết hợp đồng giao dịch. Điều đó sẽ khiến cả người bán và người mua phải hủy đi dự định ban đầu.
2. Gặp vấn đề về thủ tục pháp lý
Nếu chưa chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết khi mua nhà đất sẽ khiến thời gian thực hiện giao dịch diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Bạn sẽ phải mất thời gian, công sức để chuẩn bị giấy tờ, hợp thức hóa hồ sơ xây dựng, giải quyết vấn đề về đồng sở hữu,… Thông thường rủi ro này xảy ra chiếm tỷ lệ chiếm đến 49% theo thống kê.
3. Người bán không xuất trình được giấy tờ cần thiết khi giao dịch
Có rất nhiều trường hợp mua bán nhà mà bên bán không xuất trình được giấy tờ liên quan. Trường hợp này xảy ra phần lớn là do căn nhà hoặc mảnh đất giao dịch đang cầm cố thế chấp ngân hàng. Vì vậy sổ đỏ sẽ không được đưa ra khi hai bên thực hiện giao dịch. Rủi ro này thường chiếm đến 15%.
4. Rủi ro về tư cách bán hàng
Đây là một trong số những rủi ro thường xảy ra sau khi đặt cọc mua nhà trả góp xong. Trường hợp này có thể xảy ra khi các bên thay đổi ý kiến trong quá trình bán hoặc mắc nợ. Rủi ro này chiếm đến 12%.
5. Gặp rủi ro về tranh chấp
Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 4% nhưng vấn đề tranh chấp cũng khiến cho quá trình giao dịch mua bán nhà đất không thành công. Vấn đề này chủ yếu xảy ra bởi việc tranh chấp giữa đồng sở hữu hoặc tranh chấp với nhà bên cạnh,…
6. Bên mua thay đổi ý kiến hoặc không có khả năng thanh toán
Tỷ lệ rủi ro của trường hợp này chiếm khoảng 8% khi giao dịch mua bán nhà đất. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà trả góp xong, bên mua thay đổi ý định của mình không mua nữa hoặc gặp vấn đề về khả năng thanh toán. Lúc này cũng khiến cho quá trình mua bán nhà diễn ra không thành công như mong đợi.
7. Trạng thái sở hữu bị dịch chuyển
Rủi ro này là việc bên mua bán lại nhà ngay trong quá trình mua. Việc mua đi bán lại liên tục sẽ khiến quá trình giao dịch mất thời gian khi làm sổ đỏ, gặp vấn đề về pháp lý. Nhóm rủi ro này chiếm tỷ lệ khoảng 3%.
8. Gặp rủi ro với bên cơ quan nhà nước thụ lý hồ sơ mua bán nhà đất
Rủi ro này xảy ra rất ít khi và chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Bên cơ quan thụ lý hồ sơ mua bán nhà đất do tính thuế sai hoặc vẽ sai hiện trạng nhà đất cũng khiến cho thời gian nhận sổ đỏ diễn ra lâu hơn.
Nên đặt cọc mua nhà trả góp bao nhiêu tiền là hợp lý?
Luật pháp không có quy định cụ thể rõ ràng nào về việc đặt cọc bao nhiêu tiền khi mua nhà, mua đất. Thông thường việc đặt cọc mua nhà trả góp sẽ do bên bán và bên mua thống nhất thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên theo ý kiến từ chuyên gia pháp lý nhà đất thì người mua chỉ nên đặt cọc không quá 20% giá trị tổng tài sản nhà là hợp lý. Mức này vừa đảm bảo quyền lợi cho cả bên bán lẫn bên mua.
Ngoài ra khi đặt cọc tiền xong, người mua cũng nên cẩn trọng để không phải gặp những rủi ro phát sinh xảy ra. Bởi có nhiều trường hợp người mua đặt cọc tiền xong, bên bán lại đưa ra nhiều lý do vô lý để không thực hiện giao dịch như đã thỏa thuận. Điều này khiến cho người mua có thể bị mất khoản tiền đã đặt cọc trước đó.
Để đảm bảo quyền lợi giao dịch đặt cọc mua bán nhà, Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) đã kiến nghị bổ sung về quy định mức đặt cọc khi ký kết hợp đồng. Theo HoREA thì mức đặt cọc mua nhà không nên vượt quá 50 triệu đồng.
Bỏ túi kinh nghiệm đặt cọc mua nhà trả góp an toàn nhất
Để việc đặt cọc mua nhà trả góp đạt hiệu quả, an toàn, không bị mất tiền, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích sau:
- Đánh giá những rủi ro về pháp lý, tài chính, đặt cọc và đưa ra những giải pháp xử lý khắc phục hiệu quả cho mình.
- Có hợp đồng pháp lý rõ ràng khi đặt cọc mua nhà.
- Đánh giá khả năng thanh toán của bản thân xem có phù hợp mua nhà trả góp không.
- Nên khảo sát giá kỹ càng trước khi mua nhà.
- Tìm hiểu về phong thủy, diện tích, môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh để đưa ra quyết định mua nhà hợp lý, tránh việc tốn quá nhiều tiền phát sinh về sau.
- Kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng mua bán nhà về các điều khoản, điều kiện quy định để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
- Kiểm tra căn nhà đó có nằm trong diện quy hoạch hay không, có công chứng làm được sổ đỏ hay không,…
Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm đặt cọc mua nhà trả góp cơ bản ở trên bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với những ai đang và sắp có giao dịch mua bán bất động sản. Bạn hãy đưa ra quyết định hợp lý, đúng đắn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho chính mình, không bị mất tiền oan. Ngoài ra nếu quan tâm đến các sản phẩm nhà ở tại dự án Vinhomes Cổ Loa hoặc có ý định đầu tư vào dự án làm sao sinh lời, bạn hãy cập nhật những thông tin mới nhất tại website: https://vincoloadonganh.com nhé.